Đến với Du lịch Bắc Ninh du khách sẽ có cơ hội chiêm
ngưỡng ngôi chùa có tên hiệu là Vạn Phúc, tọa lạc ở sườn phía Nam núi
Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chùa cách Hà Nội
khoảng 25km về phía Đông Bắc.
Khởi nguyên của chùa Phật Tích
gắn liền với trung tâm Phật giáo Luy Lâu và sự du nhập của Phật giáo Ấn
Độ gắn liền với nhà sư Khâu-Đà-La. Chùa được dựng vào khoảng thế kỷ
VII-X. Đến thời Lý, chùa được đại trùng tu quy mô, trở thành một trung
tâm Phật giáo Việt Nam bấy giờ. Vào năm 1057, vua Lý Thánh Tông đã cho
dựng cây tháp và đúc pho tượng mình vàng. Vua còn tự tay viết chữ "Phật"
dài 1 trượng 6 thước được khắc vào bia đá.
Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ và chùa bị tàn phá nhiều. Chùa
đã bị quân đội Pháp đốt cháy hoàn toàn vào năm 1947. Khi hòa bình lập
lại (1954) đến nay, chùa Phật Tích được khôi phục dần. Năm 1959, Bộ Văn
hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A-di-đà bằng
đá quý giá. Tháng 4 năm 1962, nhà nước công nhận chùa Phật Tích là di
tích lịch sử - văn hoá
Chùa được kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc", sân chùa là cả một
vườn hoa mẫu đơn rực rỡ. Bên phải chùa là Miếu thờ Đức chúa tức bà Trần
Thị Ngọc Am là đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng tu ở chùa này nên có
câu đối "Đệ nhất cung tần quy Phật địa. Thập tam đình vũ thứ tiên
hương". Bà chẳng những có công lớn trùng tu chùa mà còn bỏ tiền cùng dân
13 thôn dựng đình. Bên trái chùa chính là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết chuyết Lý Thiên Tộ. Ông
mất tại đây năm 1644 thọ 55 tuổi; hiện nay chùa còn giữ được pho tượng
của Chuyết công đã kết hỏa lúc đang ngồi thiềnCho tới nay, chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị Tam thế Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ thánh Mẫu. Ngôi chùa có kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi. Các nền hình chữ nhật dài khoảng 60m, rộng khoảng 33m, mặt ngoài bố trí các tảng đá hình khối hộp chữ nhật.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét