Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á. Chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á...
Hàng năm bắt đầu mùa xuân về, Lễ hội chùa Bái Đính lại được tổ chức. Từ chiều ngày mùng 1 Tết và chính thức khai mạc vào ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3. Đây là buổi lễ khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.
Sở hữu một không gian rộng lớn, lễ hội chùa Bái Đính thu hút đông du khách tham gia. Do có những điển tích gắn với các vị vua Đinh Tiên Hoàng, Quang Trung, Lê Thánh Tông và tín ngưỡng thờ thánh Nguyễn, thần Cao Sơn, Bà chúa thượng ngàn nên lễ hội chùa Bái Đính vừa có sự sùng bái tự nhiên, vừa thể hiện tín ngưỡng đạo Phật, đạo Mẫu lại có cả Nho giáo.
Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần. Phần lễ
gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn
Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội
chùa Bái Đính bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao
Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa
mới để tiến hành phần hội.
Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò
chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật
hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố đô. Phần sân khấu hóa thường do Nhà hát
Chèo Ninh Bình đảm nhiệm có tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên
Hoàng Đế và lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung
trận.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét