Pages

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Khám phá cung đường huyền thoại - đường Hồ Chí Minh

Đường Hồ Chí Minh huyền thoại đi qua 4 huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và Phước Sơn (Quảng Nam) dài gần 200km nay đã được mở rộng, thuận tiện cho những chuyến đi dã ngoại ngắm nhìn nước non.

Đường mòn Hồ Chí Minh là tuyến đường tiếp tế huyết mạch cho quân đội giải phóng miền Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Những trận bom và chất độc hóa học đã không thể cắt đứt tuyến đường huyền thoại này.

Nằm cách thị trấn P’rao (huyện Đông Giang, Quảng Nam) gần 2km, làng ĐhơRồông, xã Tà Lu nằm gói gọn trong một quả đồi thấp chạy dọc ven đường. Làng Đhơrồông có nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang dần phục hồi nhờ bàn tay khéo léo của lớp thanh niên. Ngoài việc sử dụng làm áo quần, những tấm vải này đã được đưa xuống tận Hội An để bán cho các du khách nước ngoài... Không riêng làng Đhơrồông, tại các huyện Nam Giang, Tây Giang, Phước Sơn, những sản phẩm thủ công đặc sắc của đồng bào dân tộc được chính quyền địa phương đầu tư kinh phí, khuyến khích phục hồi để trong tương lai có những mặt hàng lưu niệm giá trị bán cho du khách. Trong khi đó, nhu cầu khôi phục đoạn đường mòn 1,3km theo vết tích hiện trạng với nhiều hạng mục phụ trợ đặc biệt (bếp Hoàng Cầm, hầm bò, hầm chữ A, giao thông hào, lán nghỉ chân, nhà trưng bày…) mở ra cơ hội thu hút du khách đến với cung đường huyền thoại. Trong danh sách các điểm đến lịch sử đặc biệt ở Quảng Nam như Tượng đài chiến thắng Núi Thành, “bức tường thép” Thượng Đức…, thì cung đường Hồ Chí Minh có sức hấp dẫn hơn rất nhiều.
Để du ngoạn trên đường Hồ Chí Minh ở miền Trung, du khách có thể khởi hành từ Huế, nơi có nhiều di tích lịch sử của thời phong kiến, hoặc Đà Nẵng, nơi có những bãi biển cát trắng và những khu nghỉ mát sang trọng. Chính phủ Việt Nam hy vọng, tuyến đường này sẽ thúc đẩy các hoạt động du lịch văn hóa và sinh thái ở Tây Nguyên.

Phần lớn chiều dài của đường Hồ Chí Minh là những đoạn đường mòn từ thời chiến tranh, thêm vào đó là những đoạn đường mới. Hiện nay, tuyến đường này kéo dài từ Hòa Lạc gần thủ đô Hà Nội, tới Kontum ở Tây Nguyên. Tới năm 2014, con đường sẽ được kéo dài tới tận biên giới phía Bắc và cực Nam của Việt Nam, với tổng chi phí xây dựng là 2,6 tỷ USD. Việt Nam coi con đường hai làn xe chạy này đóng vai trò sống còn trong việc phát triển du lịch và nền kinh tế lạc hậu của khu vực thưa dân cư dọc theo biên giới phía Tây.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét